Mẹ tôi quadoi đột ngột trên đường đi đón em trai tan học. Trong tang lễ của mẹ, dì tôi hồ hởi tuyên bố sẽ nhận nuôi cả 3 chị em khiến cả nhà vô cùng xúc động. Thế nhưng đến khi tôi vô tình thấy nhân viên công ty bảo hiểm đến đưa cho dì 1 tờ giấy tôi mới sững người mẹ tôi đi không nhắm mắt – Tin mới

Rate this post

Mọi người có thể học cách làm của người đàn ông trong câu chuyện.

Bài viết là lời chia sẻ của ông Chu Chí Bân, sống tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Ngay sau khi được đăng tải trên Toutiao, bài viết đã nhận được đồng cảm.

Tôi là Chu Chí Bân, 61 tuổi. Sau khi thi trượt đại học năm 18 tuổi, tôi gia nhập quân đội. Tôi được rèn luyện trong môi trường quân đội 6 năm, rồi ra khỏi ngành vì lý do không đủ thể chất. Số tiền tôi nhận được khi ra khỏi ngành là 110.000 NDT (khoảng 381 triệu đồng).

Lúc đầu, tôi định dùng số tiền đó để về quê lập nghiệp. Tôi dự định lập trang trại chăn nuôi lợn, dù sao đất vườn cũng rộng. Hơn nữa, tôi là con trai duy nhất trong nhà, 2 chị gái tôi đều đã lấy chồng, bố mẹ tôi cũng đã già nên tôi chỉ muốn ở với bố mẹ.

Tôi 61 tuổi, điều khôn ngoan nhất trong đời là đóng bảo hiểm cho bố mẹ: Những người trước đây nói tôi dại dột giờ đều ghen tỵ! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên thời điểm đó, Uỷ ban thôn công bố chính sách đóng bổ sung bảo hiểm xã hội. Nếu ai không có việc làm và chưa đóng bảo hiểm xã hội thì có thể tham gia, tổng cộng là 48.000 NDT (khoảng 166 triệu đồng), để được hưởng an sinh xã hội và trợ cấp lương hưu.

Nhiều người trong làng sau khi nghe chủ trương tỏ ra nghi ngờ. Họ lo lắng khi bỏ ra số tiền lớn như vậy về sau sẽ mất tiền, bị lừa gạt. Họ cũng cảm thấy tuổi thọ của những người già khó nói trước được. Nếu chẳng may người già qua đời sớm hơn dự kiến vì lý do bệnh tật, số tiền đóng coi như mất trắng.

Một số khác thì cho rằng nên dùng số tiền đó đi mua đất, mua nhà sẽ hữu dụng hơn hoặc để làm vốn kinh doanh. Nhưng suy nghĩ của tôi khác với họ, khi nghe chủ trương như vậy tôi rất vui và quyết định dùng số tiền vốn định lập nghiệp để đóng bảo hiểm xã hội cho bố mẹ. Quyết định này từng khiến bố mẹ tôi hoài nghi, lo lắng. Họ cho rằng tôi nên dùng số tiền đó để mở trang trại lợn, mua nhà ở thành phố rồi cưới vợ, thậm chí dùng tiền gửi ngân hàng lấy lãi còn tốt hơn.

Vì chuyện này, tôi cũng bị nhiều người chê cười. Ai cũng nói tôi là kẻ ngốc, đóng bảo hiểm xã hội với số tiền nhiều như vậy là lãng phí. Nhưng tôi muốn bố mẹ có tuổi già không lo nghĩ đến tiền bạc, có thể an dưỡng bằng tiền hưu trí đều đặn hàng tháng, tuy số tiền đó không nhiều. Mỗi tháng, bố mẹ tôi được nhận 400 NDT, 2 người là 800 NDT (khoảng 2,7 triệu đồng), đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Đặc biệt số tiền sẽ được tăng lên theo từng năm và hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, ốm đau đột xuất.

Tôi 61 tuổi, điều khôn ngoan nhất trong đời là đóng bảo hiểm cho bố mẹ: Những người trước đây nói tôi dại dột giờ đều ghen tỵ! - Ảnh 2.

Đến năm thứ ba, bố mẹ tôi mỗi người nhận được 600 NDT/tháng (khoảng 2 triệu đồng). Thời điểm hiện tại, số tiền tăng lên là 1600 NDT/tháng/người (khoảng 5,5 triệu đồng). Tuy số tiền hưu trí không cao nhưng tôi khá hài lòng vì bố mẹ có cuộc sống đầy đủ, dư dả. Và số tiền mua bảo hiểm chỉ sau vài năm đầu đã hoàn vốn.

Những người từng nói gia đình tôi ngốc nghếch khi đóng bảo hiểm giờ rất ghen tỵ. Họ thấy bố mẹ tôi không vất vả cày cấy, chăn nuôi mà vẫn có tiền tiêu rủng rỉnh mỗi tháng. Nhiều người cũng nói nếu đầu tư vào bất động sản, tôi sẽ thu được số tiền khổng lồ. Tôi đồng tình với phương án này vì tôi chứng kiến nhiều mảnh đất giá trị 200.000 NDT nhưng sau vài năm đã tăng gấp đôi, gấp ba lần. Tôi cũng có chút hối hận nhưng sau khi nghĩ lại, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy cuộc sống hiện tại của bố mẹ.

Bây giờ bố mẹ tôi đã có khoản lương đều đặn hàng tháng, cuộc sống ở nông thôn an nhàn, hạnh phúc, không còn phải làm việc vất vả. Tôi thấy quyết định năm xưa là điều đúng đắn nhất trong cuộc đời.